Uncategorized

Thay đổi lành mạnh: nghiên cứu về hệ thống thực phẩm đặt sự an toàn lên hàng đầu trong việc chuyển dịch các chợ tại Việt Nam

Lu Chi Nguyen, market vendor.

Chị Nguyễn Thị Lý, một tiểu thương bán rau tại chợ Đồng Xa, Hà Nội (ảnh: Chris de Bode).

Đối với những tiêu thương như chị Nguyễn Thị Lý, ở chợ Đồng Xa, Hà Nội thì niềm tin của khách hàng là điều quan trọng số một.

‘Gần đây, chúng tôi buôn bán khó khăn hơn trước vì khách hàng họ không tin tưởng chất lượng sản phẩm’, chị chia sẻ. “Vì khách hàng không rõ rau được trồng nguồn gốc như nào.’

Hiện nay, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua thực phẩm từ các chợ truyền thống. Tuy nhiên, theo nhịp phát triển chung của nền kinh tế, những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ như chị Lý đang gặp nhiều khó khăn và bị cạnh tranh từ các khu vực kinh doanh chính thức, trong đó phải kể đến các chuỗi siêu thị lớn.

Những bữa ăn truyền thống của người Việt cũng có xu hướng thay đổi, kéo theo ‘gánh nặng kép’ về dinh dưỡng, một mặt tỷ lệ duy dinh dưỡng vẫn cao, đồng thời tỷ lệ béo phì của người dân lại cũng gia tăng.

Nông dân và tiêu thương cần bắt kịp tốc độ thay đổi của thị trường, một mặt khác cần đảm bảo chất lượng và tính an toàn của thực phẩm.

Chính vì thế, chúng ta cần tìm hiểu để có cái nhìn toàn diện về hệ thống thực phẩm, và đặt hệ thống này trong mối tương quan với sức khỏe, tính bền vững của môi trường, và quan trọng nhất là không để ai bị bỏ lại phía sau.

TS Nguyễn Việt Hùng, trưởng đại diện khu vực Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI), một trong 15 trung tâm trực thuộc CGIAR, là một thành viên trong nhóm nghiên cứu liên ngành hiện đang nỗ lực tìm hiểu về hệ thống thực phẩm ở Việt Nam ở các cấp độ khác nhau, nhằm xác định được các điểm mấu chốt có thể can thiệp giúp cải thiện toàn bộ hệ thống.

49082729278_1888b88999_c.jpg

Từ trái qua: TS Nguyễn Việt Hùng, trưởng đại diện ILRI Đông Nam Á và chị Nguyễn Thị Lý, tiểu thương tại chợ Đồng Xa, Hà Nội (ảnh: Chris de Bode).

Nghiên cứu được điều phối bởi Chương trình nghiên cứu CGIAR về Nông nghiệp về Dinh dưỡng và Sức khỏe (A4NH), có sự tham gia của Đại học Wageningen (WUR), tổ chức Rikolto và các đối tác Việt Nam như Viện Dinh dưỡng (NIN) và Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (IPSARD).

Nghiên cứu tập trung vào các kết quả đầu ra liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng. Hiện các đánh giá ban đầu đang được tiến hành tại các chợ và trường học tại Việt Nam.

Hung Nguyen, scientist ILRI food system specialist visiting Dong Xa Market.

TS Nguyễn Việt Hùng và nhóm nghiên cứu thăm một số hộ bán thịt lợn tại chợ Đồng Xa (ảnh: Chris de Bode).

‘Chúng tôi cố gắng đưa ra các bằng chứng về tác động của các bệnh lây truyền qua thực phẩm đối với con người, và đồng thời muốn tìm hiểu cách thức hoạt động của hệ thống thực phẩm trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển như Việt Nam’, TS Hùng cho biết.

‘Chúng tôi hy vọng rằng một số bằng chứng đưa ra từ nghiên cứu này sẽ góp phần thay đổi cuộc sống của người dân, đặc biệt là nông dân, tiểu nhân và người tiêu dùng.’

Để bắt kịp nhịp phát triển, những tiểu thương như chị Lý cũng rất sẵn lòng thay đổi.

‘Trong tương lai, tôi mong muốn nhìn thấy ngôi chợ này thay đổi diện mạo,’ chị Lý cho biết.

‘Điện đóm nên được cung cấp đầy đủ cho tiểu thương chúng tôi để bảo quản rau tốt hơn. Điều này sẽ có nghĩa là người tiêu dùng có thể thấy rằng vệ sinh, rau quả rất sạch và họ có thể yên tâm hơn khi mua hàng.’

TS Hùng cho biết mặc dù Việt Nam đã có khung pháp lý an toàn thực phẩm khá hiện đại, nhưng cần áp dụng nhiều hơn nữa các cách tiếp cận dựa trên đánh giá nguy giúp cải thiện an toàn thực phẩm.

Chia sẻ quan điểm với chị Lý, TS Hùng cho rằng hiện điều quan trọng nhất là lấy lại được niềm tin từ người tiêu dùng về việc họ có thể tiếp cận thực phẩm chất lượng tốt, bổ dưỡng và giá cả hợp lý.

‘Một trong những thách thức chính khi làm việc trong các hệ thống thực phẩm và các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam chính là niềm tin của người tiêu dùng,’ TS Hùng chia sẻ.

(Bài viết được ILRI dịch sang tiếng Việt từ bản gốc đăng trên website của CGIAR )

 

 

 

Post a comment